Page 39 - Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 25 năm tái lập 1997-2021
P. 39

4.2.2. Lao  động của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tăng nhưng
                      phân bố không đồng đều giữa các ngành kinh tế và trình độ chuyên môn
                      còn thấp.

                            Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể thu hút một lực lượng lao động đáng
                      kể, góp phần giải quyết việc làm nhất là lao động nông nhàn ở nông thôn.
                      Hoạt động sản xuất kinh doanh của loại hình kinh tế này gắn liền với phục
                      vụ sản xuất, đời sống hộ gia đình, tập trung ở nơi đông dân cư, linh hoạt
                      trong chuyển đổi ngành nghề, tạo thu nhập cho người lao động. Đặc điểm
                      của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là sự phát triển tự phát, nhỏ lẻ. Hầu hết
                      các cơ sở đều có quy mô nhỏ, bình quân một cơ sở có 2 lao động. Lao động
                      chủ yếu các thành viên trong gia đình, lao động thuê ngoài không nhiều,

                      trình độ chuyên môn phần lớn là lao động phổ thông hoặc có trình độ thấp.
                            Năm 2021, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể thu hút 213.588 lao động,
                      tăng  49,2%  (tăng  70.437  lao  động)  so  với  năm  2002,  bình  quân  tăng
                      2,1%/năm.  Trong  các  ngành  kinh  tế,  ngành  thương  mại  có  số  lượng lao
                      động  lớn  nhất,  có  mức  tăng  bình  quân  4,5%/năm;  ngành  xây  dựng  tăng
                      6,0%/năm; ngành vận tải, kho bãi tăng 1,0%/năm; ngành dịch vụ khác tăng

                      5,4%/năm. Ngành công nghiệp có số lượng lao động lớn sau ngành thương
                      mại  nhưng  giảm  9.597  lao  động  so  với  năm  2002,  giảm  bình  quân
                      0,6%/năm;  nguyên  nhân  do  lao  động  của  các  cơ  sở  sản  xuất  muối  tại  3
                      huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy giảm.

                            Cơ cấu lao động một số ngành chiếm tỷ trọng lớn chuyển dịch nhiều:
                      Ngành công nghiệp giảm từ 58,3% năm 2002 xuống còn 34,6% năm 2021;
                      ngành thương mại tăng lên tương ứng 23,4% và 36,3%; ngành xây dựng
                      5,6% và 11,3%; ngành dịch vụ khác 7,5% và 13,6%; vận tải, kho bãi 5,2%
                      và 4,2%.


                            IV. CÁC NGÀNH KINH TẾ CHỦ YẾU

                            1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

                            Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển tương đối toàn diện
                      theo hướng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng
                      ngành chăn nuôi, thuỷ sản và giảm ngành trồng trọt. Chương trình mục tiêu



                                                           39
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44