Page 43 - Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 25 năm tái lập 1997-2021
P. 43
đồng lớn”, quy mô từ 30-40 ha/cánh đồng cho hiệu quả kinh tế, nâng cao
thu nhập cho nông dân. Một số mô hình điểm liên kết chuỗi giá trị như: Mô
hình lúa giống của Công ty TNHH Cường Tân; mô hình lúa, gạo chất lượng
cao của Công ty Toản Xuân, Đình Mộc...
Ngành chăn nuôi có bước chuyển tích cực từ số lượng sang chất
lượng, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang tập trung theo mô hình trang trại,
gia trại. Hình thành các vùng chăn nuôi xa khu dân cư giảm thiểu tình trạng
ô nhiễm môi trường; ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến, tăng
số lứa xuất chuồng và khả năng phòng trừ, kiểm soát dịch bệnh. Sự phát
triển của ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng ngành
nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong ngành nông
nghiệp tăng từ 23,8% năm 1997 lên 51,8% năm 2021.
Số lượng gia súc, gia cầm, 1997 - 2021
Trâu Bò Lợn Gia cầm
(Con) (Con) (Con) (1000 con)
1997 15.300 21.700 513.800 4.515
2000 12.600 28.400 562.700 4.846
2005 9.100 39.000 775.000 5.399
2010 6.644 38.197 742.720 6.428
2015 6.888 32.103 802.292 7.620
2021 7.726 28.011 641.050 9.467
Đàn vật nuôi biến động theo xu hướng giảm đàn trâu, bò do nhu cầu
về sức kéo, điều kiện chăn thả và tăng đàn lợn, đàn gia cầm do các đối
tượng vật nuôi này đang trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại hiệu quả
kinh tế cho người chăn nuôi. Năm 2021, đàn trâu có 7.726 con, giảm
49,5%; đàn bò 28.011 con, tăng 29,1%; đàn lợn 641.050 con, tăng 24,8%;
đàn gia cầm 9.467 nghìn con, gấp 2,1 lần so với năm 1997.
43