Page 44 - Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 25 năm tái lập 1997-2021
P. 44
Thực hiện tái cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tạo dòng sản phẩm đồng
nhất, có chất lượng cao, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến gắn với xây dựng
thương hiệu. Trong những năm gần đây, nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
mới được áp dụng thành công, nhân rộng góp phần nâng cao chất lượng,
năng suất và sản lượng sản phẩm. Bình quân 25 năm, sản lượng thịt trâu hơi
xuất chuồng tăng 1,3%/năm; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng
6,9%/năm; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 5,8%/năm; thịt gia cầm
hơi giết, bán tăng 8,4%/năm. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành chăn
nuôi còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh diễn biến
phức tạp; tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết gắn sản xuất,
chế biến với kết nối thị trường còn hạn chế.
1.1.2. Sản xuất lâm nghiệp
Với đặc thù là tỉnh đồng bằng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp không
lớn, chỉ chiếm 1,84% diện tích đất tự nhiên. Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu
tập trung vào nâng cao chất lượng, giá trị của rừng đáp ứng yêu cầu giảm
nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đối khí hậu và
nước biển dâng; bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2021 chỉ chiếm 0,13% giá trị ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản. Toàn tỉnh hiện có 3.092 ha rừng, hầu hết là
rừng trồng phòng hộ ven biển, tập trung tại 3 huyện: Nghĩa Hưng, Giao
Thuỷ, Hải Hậu. Trong 25 năm qua đã trồng mới được 5.846 ha rừng tập
3
trung; sản lượng gỗ khai thác 204,8 nghìn m ; sản lượng củi khai thác 362,8
nghìn Ste.
1.1.3. Sản xuất thủy sản
Sản xuất thủy sản phát triển toàn diện cả về nuôi trồng và khai thác.
Cơ cấu sản xuất phát triển theo hướng tăng tỷ trọng nuôi thâm canh, bán
thâm canh, giảm tỷ trọng nuôi quảng canh; tăng diện tích nuôi tôm, cá có
hiệu quả kinh tế cao, giảm diện tích nuôi các loại thủy sản hiệu quả kinh tế
thấp. Sản lượng thủy sản bình quân hằng năm đạt 89,6 nghìn tấn, tăng
9,3%/năm. Sản lượng thuỷ sản tăng cao góp phần quan trọng vào tăng
44