Page 37 - Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 25 năm tái lập 1997-2021
P. 37
Có thể thấy, doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong tăng trưởng
kinh tế, xuất khẩu hàng hóa và đóng góp vào ngân sách địa phương; tham
gia giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội, tạo động lực tích cực trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp phát triển nhanh nhưng quy
mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh
được cải thiện nhưng còn chậm và thiếu ổn định. Năng suất, thu nhập của
người lao động còn thấp. Ngành công nghiệp động lực tăng trưởng kinh tế
của tỉnh trong 25 năm qua, chủ yếu là doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu,
gia công, lắp ráp, sử dụng lực lượng lao động tay nghề không cao, giá trị gia
tăng tạo ra cho nền kinh tế còn thấp. Chính vì vậy chưa tạo được sự bứt phá
trong phát triển kinh tế của tỉnh.
4.2. Cơ sở xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản
Cùng với sự phát triển của các loại hình kinh tế, cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể tiếp tục phát triển. Số lượng cơ sở ngày một tăng, ngành nghề
sản xuất kinh doanh đa dạng, phân bố hầu hết ở các ngành kinh tế góp
phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm
bảo trật tự, an toàn xã hội.
4.2.1. Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể giai đoạn 2002-2021 phát
triển nhưng không ổn định giữa các ngành; số cơ sở tăng nhiều ở ngành
thương mại và giảm ở ngành công nghiệp
Theo kết quả hai cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2002 và 2021: Năm
2021 toàn tỉnh có 105.438 cơ sở, tăng 39,6% (29.900 cở sở) so với năm
2002, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2002-2021 tăng 1,8%. Sau 20
năm, ngành thương mại tăng 22.574 cơ sở, tăng bình quân 3,5%/năm;
ngành xây dựng tăng 2.420 cơ sở, tăng 5,5%/năm; ngành vận tải, kho bãi
tăng 2.107 cơ sở, tăng 2,1%/năm; ngành dịch vụ khác tăng 9.407 cơ sở, tăng
4,4%/năm; riêng ngành công nghiệp giảm 6.608 cơ sở, bình quân mỗi năm
giảm 1,0%.
Xét theo cơ cấu: Ngành thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến
là ngành công nghiệp, dịch vụ khác, vận tải kho bãi, xây dựng. Năm 2021,
37