Page 71 - Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 25 năm tái lập 1997-2021
P. 71
giảm 1,6 điểm phần nghìn so với năm 2009. IMR năm 2019 của nam cao
hơn của nữ 3,4 điểm phần nghìn. Sau 10 năm, mức giảm IMR ở nam giới
cao hơn so với nữ giới (nam giới giảm 1,8 điểm phần nghìn, nữ giới giảm
1,5 điểm phần nghìn).
Tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng được cải thiện. Năm
2019, tuổi thọ trung bình đạt 74,5 tuổi, tăng 0,73 tuổi so với năm 2009. Kết
quả này cho thấy thành tựu trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và
sự phát triển kinh tế - xã hội trong 25 năm qua góp phần làm tăng tuổi thọ
trung bình của người dân.
1.1.4. Tình trạng biết chữ của dân số
Chỉ tiêu tỷ lệ biết chữ được sử dụng để đánh giá tình hình biết đọc,
biết viết của dân số. Hầu hết người dân từ 15 tuổi trở lên đều biết chữ. Mức
chênh lệch về tỷ lệ biết chữ được thu hẹp giữa nam và nữ, thành thị và nông
17
thôn. Năm 2019, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 98,7%,
tăng 1,2 điểm phần trăm so với năm 2009, cao hơn cả nước 2,9% và tương
đương với vùng Đồng bằng sông Hồng. Phân theo giới tính, sau 20 năm tỷ
lệ biết chữ của nữ tăng 6,6 điểm phần trăm, trong khi tỷ lệ này của nam tăng
tới 17,1 điểm phần trăm. Năm 1999, tỷ lệ biết chữ của nam 82,2%, thấp hơn
nữ 9,3 điểm phần trăm; đến năm 2019 tỷ lệ biết chữ của nam là 99,3% cao
hơn tỷ lệ của nữ 1,2 điểm phần trăm.
Tỷ lệ biết chữ dân số nông thôn tăng lên góp phần rút ngắn khoảng
cách chênh lệch với thành thị. Năm 2019, có 98,6% dân số nông thôn biết
chữ chỉ thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với thành thị.
1.2. Lao động, việc làm
Tình hình lao động, việc làm có chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất
nghiệp, thiếu việc làm giảm, số người có việc làm tăng, thu nhập của người
lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng lên. Cơ cấu lao động
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
17 Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
71