Page 74 - Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 25 năm tái lập 1997-2021
P. 74
nhưng vẫn còn thấp, với 77,80% dân số trong độ tuổi lao động chưa được
đào tạo chuyên môn, kỹ thuật; trong đó khu vực nông thôn chiếm tới
82,96%. Như vậy, đội ngũ lao động phần lớn chưa được trang bị chuyên
môn, kỹ thuật. Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và tạo động lực phát triển
kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.
2. Giáo dục và đào tạo
Ngành Giáo dục giữ vững thành tích 25 năm liên tục trong tốp dẫn
đầu cả nước về chất lượng giáo dục. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị
trường học được bổ sung, nâng cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Hoàn thành, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; mạng lưới trường lớp
được củng cố, sắp xếp hợp lý; công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng
và đạt kết quả rõ nét.
Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông: Sau khi tái lập, tỉnh Nam
Định tập trung triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về
phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương:
Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển
giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ
đến năm 2000; Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành
Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khoá XIII về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Hệ thống trường học các cấp được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp
khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị dạy học được bổ sung. Năm học 2021-
2022, toàn tỉnh có 230 trường mầm non, 226 trường tiểu học, 226 trường
trung học cơ sở, 57 trường trung học phổ thông. Tỷ lệ trường đạt chuẩn
quốc gia, năm 2020 giáo dục mầm non đạt 74,7%; năm 2021 cấp tiểu học
đạt 96,5%, cấp trung học cơ sở đạt 95,1%, cấp trung học phổ thông đạt
91,1%. Tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đến
năm 2021 đạt 96,3%.
74