Page 29 - Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 25 năm tái lập 1997-2021
P. 29
Quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
được giữ vững. Thực hiện nghiêm, kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới, về công tác quốc phòng, quân sự địa phương và xây dựng
khu vực phòng thủ. Chủ động phòng chống có hiệu quả chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Bảo đảm an toàn
tuyệt đối các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn tỉnh. Đấu tranh làm thất
bại mọi âm mưu, thủ đoạn và các phương thức hoạt động của các thế lực thù
địch, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
2.2. Một số tồn tại, hạn chế
Một là, quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Mô hình tăng trưởng thay đổi
chưa rõ nét, chủ yếu vẫn dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động.
Chưa tạo được đột phá trong phát triển kinh tế. Khoảng cách về phát triển
kinh tế so với các tỉnh, thành phố trong vùng chưa được thu hẹp.
Hai là, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn
thấp. Nông nghiệp và nông thôn có nhiều khởi sắc nhưng quy mô sản xuất
nhỏ, phân tán, chất lượng nông sản chưa cao; tỷ lệ cơ giới hóa trong gieo
trồng, thu hoạch, bảo quản chế biến thấp; tích tụ ruộng đất, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật và thiết bị công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế.
Các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp
xuất hiện nhưng chưa nhiều; doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
còn ít. Khu vực công nghiệp động lực phát triển của nền kinh tế chủ yếu là
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tham gia các khâu, công đoạn có giá trị
gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động. Các ngành dịch vụ chất lượng cao
quy mô nhỏ; phát triển du lịch, kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế và tạo ra được sự đột phá trong tăng trưởng kinh tế.
Ba là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn
chậm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong
GRDP; các ngành công nghiệp mang hàm lượng giá trị công nghệ cao, giá
trị tăng thêm lớn chưa nhiều; một số ngành dịch vụ mang tính chất động lực
của nền kinh tế như tài chính, tín dụng, viễn thông, công nghệ thông tin
chiếm tỷ trọng thấp.
29