Page 81 - Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 25 năm tái lập 1997-2021
P. 81
5. Mức sống dân cư
Chương trình mục tiêu Quốc gia đạt được kết quả nổi bật, góp phần
đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân,
tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã
hội cơ bản.
Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững mà trọng tâm là nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân, Đảng và Nhà nước luôn xác định giảm
nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong
quá trình phát triển. Trong 25 năm qua, điều kiện sống của người dân Nam
Định được nâng lên rõ nét; chất lượng đời sống, điều kiện sinh hoạt ngày
càng cải thiện, nhất là khu vực nông thôn.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, 100% hộ dân
cư có nhà ở; hầu hết các hộ dân cư đang sống trong nhà kiên cố và bán kiên
cố (chiếm 99,8%); trong đó khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn
tương ứng là 100% và 99,8%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm
2
2
2019 đạt 24,5 m /người; trong đó thành thị 27,2 m /người, nông thôn 23,9
2
m /người.
Cùng với sự phát triển về nhà ở thì điều kiện ở và sinh hoạt của hộ dân
cư được cải thiện rõ rệt. 100% hộ dân cư sử dụng điện lưới thắp sáng. Tỷ lệ
hộ dân cư sử dụng hố xí hợp vệ sinh đạt 98,3%, trong đó khu vực thành thị
99,6%, cao hơn 1,6 điểm phần trăm ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ hộ dân cư
sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy tăng đáng
kể đạt 63,6% và tăng nhiều ở khu vực nông thôn từ 16,4% lên 60%, trong
khi ở khu vực thành thị tăng từ 75,2% lên 79,9% sau mười năm.
Tiện nghi sinh hoạt, phương tiện giao thông tăng lên nhanh chóng
giúp người dân tiếp cận thông tin văn hóa, xã hội và nâng cao chất lượng
cuộc sống. Đến năm 2019, toàn tỉnh có 96,9% số hộ có sử dụng ti vi; 87,5%
số hộ có sử dụng điện thoại cố định, di động, máy tính bảng; 27,7% số hộ
còn sử dụng đài radio, casetts; 20,1% số hộ sử dụng máy vi tính; 79,3% sử
dụng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện và 3,5% sử dụng ô tô.
81