Page 82 - Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 25 năm tái lập 1997-2021
P. 82
Thu nhập của dân cư tăng dần qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời
sống nhân dân nâng lên. Cơ cấu thu nhập chuyển dịch theo hướng tích cực;
tăng tỷ trọng nguồn thu từ tiền lương, tiền công, từ sản xuất phi nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản; giảm dần tỷ trọng nguồn thu từ ngành nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản. Tuy vậy, thu nhập bình quân đầu người vẫn còn cách biệt giữa
thành thị và nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo.
Năm 2021, thu nhập bình quân một người một tháng đạt 4.413 nghìn
đồng, gấp 24,9 lần so với năm 1997 (177 nghìn đồng); trong đó, khu vực
thành thị 5.590 nghìn đồng, gấp 25,8 lần, khu vực nông thôn 4.252 nghìn
đồng, gấp 26,2 lần so với năm 1997. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều theo
chuẩn mới năm 2021 là 1,74%, thấp hơn rất nhiều tỷ lệ 8,30% năm 2011 và
mức 12,57% năm 1997.
VI. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Sau 25 năm tái lập (1997-2021), kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định có
bước phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Trên cơ sở những kết
quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế tiếp tục xây dựng tỉnh nhà
ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh trong thời gian tới cần tập trung
thực hiện có hiệu quả một số giải pháp như sau:
1. Xây dựng quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, trong đó
tập trung đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước; đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành,
lĩnh vực và vùng kinh tế. Tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
82