Page 19 - Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Tỉnh Nam Định
P. 19

Khu vực dịch vụ tăng trƣởng cả về số lƣợng đơn vị và lao động.
                        Năm 2020 có 77.278 đơn vị, chiếm tỷ trọng 67,1% và tăng 7,5% so

                        với năm 2016. Khu vực này thu hút 186.198 lao động, chiếm 41,5% và
                        tăng 5,7%.
                             Khu vực công nghiệp và xây dựng giảm về số lƣợng đơn vị nhƣng

                        tăng  nhiều  về  lao  động.  Toàn  tỉnh  có  37.511  đơn  vị,  chiếm  tỷ  trọng
                        32,6% và giảm 3,8%; 256.615 lao động, chiếm 57,2% và tăng 14,7% so
                        với năm 2016. Nguyên nhân số lƣợng đơn vị giảm do các cơ sở sản xuất
                        muối chuyển đổi sản xuất, số lƣợng lao động tăng do lao động trong các
                        doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhiều.

                             Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ về số
                        lƣợng đơn vị và lao động. Khu vực này có 367 đơn vị và 5.915 lao động,
                        chiếm tỷ trọng 0,3% về đơn vị và 1,3% về lao động, tăng 4,9% số đơn vị
                        và giảm 20,4% về lao động so với năm 2016.

                             Thành phố Nam Định là đơn vị có số lƣợng đơn vị điều tra và lao
                        động nhiều nhất, tiếp đến là các huyện: Ý Yên, Nghĩa Hƣng và Hải Hậu.
                        Thành phố Nam Định có 18.932 đơn vị điều tra, chiếm 16,4% tổng số

                        đơn vị điều tra và 115.607 lao động, chiếm 25,8% lao động toàn tỉnh.
                        Huyện  Ý  Yên 14.636  đơn  vị  điều  tra,  chiếm  12,7%;  45.211  lao  động,
                        chiếm 10,1%. Huyện Nghĩa Hƣng 14.476 đơn vị điều tra, chiếm 12,6%;
                        46.265 lao động, chiếm 10,3%. Huyện Hải Hậu 13.710 đơn vị điều tra,
                        chiếm 11,9%; 50.983 lao động, chiếm 11,4% lao động toàn tỉnh.

                             5. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin

                             Chuyển đổi số là xu thế bắt buộc, tất yếu để nâng cao hiệu quả sản
                        xuất kinh doanh, sức cạnh tranh và thực hiện thành công chiến lược xây
                        dựng nền kinh tế số, xã hội thông minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế và
                        cách mạng công nghiệp 4.0.

                             Hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra còn chậm. Năm
                        2020, có 188/5.796 doanh nghiệp sử dụng hệ thống điều khiển tự động,
                        71 doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu phát triển và 441 doanh nghiệp
                        thực hiện đổi mới/cải tiến mô hình tổ chức hoạt động. Toàn tỉnh có 4.063



                                                           19
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24